Retinol giống như “con dao hai lưỡi”, có thể giúp da đẹp toàn diện, đồng thời cũng có thể gây ra biến chứng nếu sử dụng sai cách. Vậy sử dụng retinol như thế nào là sai? Và đâu là giải pháp cho làn da đã bị kích ứng?
Sử dụng retinol đúng cách giúp da mướt, căng bóng, săn chắc (hình mang tính chất minh họa)
3 cấp độ kích ứng da khi sử dụng retinol
Thực tế cho thấy có 80% - 90% người sử dụng retinol sẽ bị kích ứng da từ mức độ nhẹ đến nặng, thậm chí gây biến chứng.
Cấp độ 1: Da khô, mỏng và bong tróc nhẹ
Retinol hoạt động bằng cách thâm nhập vào lớp biểu bì của da. Từ đó chuyển hóa thành retinoic acid, thúc đẩy quá trình luân chuyển tế bào và ngăn chặn sự phân hủy collagen, ngăn ngừa nếp nhăn và cải thiện độ đàn hồi của làn da.
Từ cơ chế hoạt động của retinol có thể thấy bản chất của hoạt chất này là acid, không chỉ tác động bề mặt mà còn xâm nhập vào bên dưới da. Vì vậy, ngay cả khi đã nghiên cứu kỹ lưỡng và sử dụng retinol với nồng độ và tần suất thấp cũng có thể khiến da bị khô, mỏng và bong tróc nhẹ.
Cách khắc phục tình trạng này là tiếp tục sử dụng retinol với nồng độ và tần suất thấp. Đồng thời sử dụng kem dưỡng ẩm có tác dụng phục hồi để khắc phục các dấu hiệu kích ứng.
(Hình mang tính chất minh họa)
Cấp độ 2: Da ngứa, mẩn đỏ, sạm đi
Bên cạnh khả năng căng bóng da, chống lão hóa vượt trội, retinol còn hiệu quả rõ rệt trong làm sáng đều màu da và xóa tàn nhang. Thế nhưng, nếu sử dụng không đúng cách, retinol có thể khiến da sạm đi trông thấy.
Hiện tượng này xảy ra khi sử dụng retinol vào ban đêm nhưng không sử dụng kem chống nắng hoặc chống nắng không đúng cách vào ban ngày. Đối với các tình trạng da ngứa và mẩn đỏ, nguyên nhân chính là da nồng độ hoặc tần suất sử dụng retinol không phù hợp với nhu cầu của da. Khi này, bạn nên giảm nồng độ hoặc tần suất sử dụng xuống để xem phản ứng của da.
(Hình mang tính chất minh họa)
Cấp độ 3: Da bỏng rát, ửng đỏ, thậm chí là sưng tấy
Điều quan trọng cần lưu ý khi sử dụng retinol là cần quan sát nền da hiện tại. Nền da khỏe là da dày, căng, có độ đàn hồi tốt, ít khi bị kích ứng. Trong khi đó nền da yếu là da đang bị mụn, da nhạy cảm hoặc da đã từng sử dụng corticoid, rượu thuốc,... nền da này dễ bị mẫn cảm với các tác nhân bên ngoài.
Ở cấp độ kích ứng thứ 3 với retinol, có thể hoạt chất đã được sử dụng trên nền da yếu hoặc nền da nhạy cảm với retinol. Điều bạn cần làm khi da bỏng rát, ửng đỏ, sưng tấy khi kích ứng là ngay lập tức ngừng sử dụng hoạt chất, rửa sạch mặt và đắp mặt nạ dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng phục hồi da. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, bắt buộc cần đến bác sĩ da liễu để được điều trị và kê toa.
Bác sĩ SkinClinic kê toa cho tình trạng da bị kích ứng retinol
Bác sĩ da liễu Vũ Vân Anh, bác sĩ đào tạo nhãn hàng SkinClinic, chia sẻ chu trình phục hồi và ứng dụng retinol tại nhà cho từng loại da như sau: